Skip Navigation LinksTrang chủ > Thị trường > Thông tin thị trường >
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất ở thị trường Brazil
Thứ hai, Ngày 14 Tháng 7 Năm 2025

Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản đạt 5,16 tỷ USD, tăng 16,9%, trong đó, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất ở thị trường Brazil với mức tăng 71,3%.

Nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Brazil

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 950 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,16 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 19,6%, 18,2% và 15%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản tăng mạnh nhất ở thị trường Brazil với mức tăng 71,3%.

Trong những thị trường lớn của cá tra Việt Nam hiện nay, Brazil được coi là còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Theo bà Lê Hằng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Brazil là quốc gia sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai ở Mỹ Latinh, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 900 nghìn tấn, trong đó cá rô phi chiếm khoảng 65%.

Tuy nhiên, ngành thủy sản nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng, đặc biệt với các sản phẩm như cá hồi, cá tuyết, tôm và cá thịt trắng. Brazil phải nhập khẩu 1,4 - 1,5 tỷ USD thủy sản mỗi năm, tập trung vào các mặt hàng cao cấp từ Chile (cá hồi) và Việt Nam (cá tra).

“Mức tiêu thụ 12 kg/người/năm, cao hơn Mỹ nhưng thấp hơn Nhật Bản, cho thấy dư địa tăng trưởng lớn. Với nền kinh tế dự kiến tăng trưởng 2,2% GDP, nhập khẩu thủy sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt với các sản phẩm giá trị cao và tiện lợi. Việt Nam, với thế mạnh về cá tra, đã tận dụng tốt khoảng trống này”, bà Lê Hằng nói.

Trong đó, cá tra Việt Nam, với giá thành thấp và chất lượng ổn định, là lựa chọn lý tưởng cho phân khúc trung lưu và bình dân tại thị trường Brazil. So với các sản phẩm cao cấp từ Chile hay EU, thủy sản Việt Nam có lợi thế về giá, giúp mở rộng thị phần trong bối cảnh Brazil ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm phù hợp túi tiền.

Mặt khác, nếu như trước đây, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về phụ gia và phosphate của Brazil gây khó khăn cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, việc Brazil xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn này theo thông lệ quốc tế mở ra cơ hội lớn. Điều này không chỉ giảm chi phí kiểm định mà còn tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu như cá tra tẩm bột, giúp đa dạng hóa danh mục và tăng giá trị xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng, chìa khóa để chinh phục thị trường Nam Mỹ

Ngày 24/4/2025, Công báo của Brazil đã đăng tải thông báo của Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil về việc chính thức thu hồi lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam. Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam đã được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva từ ngày 27-29/3/2025 vừa qua.

Trưa 5/7 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những kết quả rất tích cực và cụ thể trong mở cửa thị trường nông sản hai nước. Trong dịp này Brazil đã xuất khẩu lô đầu tiên mặt hàng thịt bò sang Việt Nam và Việt Nam đã xuất lô hàng cá tra - basa và cá rô phi sang Brazil, góp phần tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp của hai nước. 

Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí ký hiệp định về bảo đảm an ninh lương thực ổn định, lâu dài cho Brazil thông qua việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Năm 2025, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu ước đạt 10,5 tỷ USD tăng 4,3% so với cùng kỳ 2024. Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhận định, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu có nhiều biến động, bên cạnh các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường và gia tăng xúc tiến thương mại, kết nối mở rộng đối tác, tìm kiếm bạn hàng tại khu vực Trung Đông, ASEAN, châu Đại Dương và châu Mỹ La tinh.

Hiện có 26 doanh nghiệp ngành thủy sản như Hùng Cá, Cadovimex, Nam Việt, Hoàng Long,… đang hoạt động tại Brazil. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động và hàng xuất khẩu trong nước cần tìm thị trường thay thế, việc mở cửa thị trường Brazil cho sản phẩm cá tra và xuất khẩu trở lại sản phẩm cá rô phi sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Qua đó, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung, từng bước cân bằng cán cân thương mại và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2030.

Để tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu thủy sản tại Brazil, bà Lê Hằng khuyến nghị doanh nghiệp cần theo dõi sát quy định nhập khẩu, đặc biệt về phosphate và kiểm dịch, để điều chỉnh sản phẩm phù hợp. Đầu tư vào chế biến sâu, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng như cá tra tẩm gia vị, chả cá, nhằm phục vụ phân khúc tiêu dùng tiện lợi. Tham gia xúc tiến thương mại, tận dụng hội chợ và hỗ trợ từ Thương vụ Việt Nam để xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chứng nhận bền vững, đáp ứng yêu cầu khắt khe của Brazil về truy xuất nguồn gốc và môi trường. Việc vượt qua các rào cản kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường Nam Mỹ đầy tiềm năng này.

Việt Nam và Brazil đang nỗ lực nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2025 và 15 tỷ USD vào năm 2030. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Nam Mỹ, Brazil mang lại cơ hội để doanh nghiệp thủy sản mở rộng thị phần. Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur, trong đó Brazil là thành viên, có thể dẫn đến các ưu đãi thuế, giúp thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với Ấn Độ hay Thái Lan.

Nguồn:https://congthuong.vn

 

 

 

 

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
Bảng giá mặt hàng trái cây
Tên mặt hàngĐVTTại chợ
Cam sành loại 1đ/Kg5000
Cam sành loại 2đ/Kg3000
Quýt đường loại 1đ/Kg40000
Bưởi Năm Roi loại 1đ/Kg25000
Bưởi Năm Roi loại 2đ/Kg15000
Xoài cát Hòa Lộc loại 1đ/Kg25000
Xoài Cát Chu loại 1đ/Kg20000
Dưa hấu loại 1đ/Kg10000
Thanh Long ruột trắng loại 1đ/Kg8000
Chôm chôm Java loại 1đ/Kg28000
Chôm chôm Thái loại 1đ/Kg38000
Chôm chôm đườngđ/Kg45000
Nhãn tiêu da bò loại 1đ/Kg25000
Sầu riêng cơm vàng hạt lép loại 1đ/Kg55000
Sầu riêng KQX loại 1đ/Kg 
V.Long - TP V.Long - Chợ TP Vĩnh Long
Ngày: 14/7/2025
Bảng giá mặt hàng thuỷ sản
Tên mặt hàngĐVTTại chợ
Cá trađ/Kg35000
Cá trê laiđ/Kg35000
Cá rô nuôiđ/Kg45000
Cá basađ/Kg60000
Cá điêu hồngđ/Kg55000
Cá lóc đồngđ/Kg140000
Cá lóc nuôiđ/Kg50000
Cá rô phiđ/Kg40000
Tôm càng xanhđ/Kg 
Lươnđ/Kg120000
V.Long - TP V.Long - Chợ TP Vĩnh Long
Ngày: 14/7/2025
Giá mặt hàng gia súc - gia cầm
Tên mặt hàngĐVTTại chợ
Gà công nghiệp nguyên con làm sẵnđ/Kg45000
Vịt hơiđ/Kg75000
Gà Tam hoàng làm sẵnđ/Kg70000
Trứng gà công nghiệpđ/Trứng2300
Trứng gà tađ/Trứng2500
Trứng vịtđ/Trứng3000
Heo hơiđ/Kg68000
Thịt heo ba rọiđ/Kg120000
Thịt heo nạcđ/Kg100000
Thịt heo đùiđ/Kg100000
Thịt bò thănđ/Kg260000
V.Long - TP V.Long - Chợ TP Vĩnh Long
Ngày: 14/7/2025
Bảng giá mặt hàng Rau, Củ
Tên mặt hàngĐVTTại chợ
Xà lách thườngđ/Kg25000
Rau diếp cáđ/Kg25000
Cải ngọt loại 1đ/Kg16000
Cải bẹ xanh loại 1đ/Kg15000
Rau muốngđ/Kg16000
Bí đaođ/Kg15000
Dưa leo truyền thống loại 1đ/Kg15000
Cà chua thường loại 1đ/Kg22000
Hành láđ/Kg18000
Nấm rơmđ/Kg90000
Đậu bắpđ/Kg15000
V.Long - TP V.Long - Chợ TP Vĩnh Long
Ngày: 14/7/2025
Hổ trợ Online
Liên hệ:

       0270.3880191

Đăng ký nhận báo giá qua Zalo:

       0376.880210

 

Thông tin người dùng
User Online: 25
Lượt truy cập: 15.213.662
Truy cập tháng: 747.701
Truy cập tuần: 189.300
User IP: 216.73.216.212